ATOM coin là gì? Hướng dẫn toàn diện của bạn

Bởi Currency.com Research Team

Cosmos là hệ thống hứa hẹn mang lại blockchain (chuỗi khối) 3.0. Đồng cosmos (ATOM) coin là gì, hoạt động như thế nào?

Nội dung

Nếu chúng ta coi Bitcoin là blockchain 1.0 và Ethereum là blockchain 2.0, thì có người sẽ cho rằng Cosmos là blockchain 3.0. Hệ thống được cung cấp bởi tiền điện tử ATOM, đặt mục tiêu thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về công nghệ blockchain và phi tập trung. Cosmos (ATOM) coin là gì? Cosmos hoạt động như thế nào? Cosmos coin được sử dụng để làm gì? Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó.

Giải thích về Cosmos

Trước khi chúng ta làm vậy, hãy cùng xem xét chính mạng Cosmos. Có lẽ điều quan trọng nhất về Cosmos là đây không phải là một blockchain mà thay vào đó là một loạt các blockchain riêng lẻ được kết nối bởi một loạt các công cụ mã nguồn mở nhằm mục đích làm cho các giao dịch qua lại giữa chúng dễ dàng hơn.

Trong hệ thống, mọi blockchain mới và độc lập, được gọi là một zone, được liên kết với blockchain Cosmos chính gọi là Cosmos Hub. Ý tưởng đằng sau mạng Cosmos đó là có một loạt các blockchain có thể chia sẻ thông tin và thực hiện các nhiệm vụ mà không có cơ quan trung tâm tổng thể nào điều khiển những gì diễn ra. Trên thực tế, hệ thống Cosmos có ba phần:

  1. Ứng dụng: Cập nhật mạng và xử lý các giao dịch;
  2. Đồng thuận: Giúp người dùng của Cosmos hoặc các nút đồng ý về những gì đang diễn ra;
  3. Kết nối mạng: Giúp các blockchain trong mạng giao tiếp với nhau. 

Để làm cho ba lớp này hoạt động cùng nhau và giao tiếp với nhau, Cosmos sử dụng hệ thống Tendermint Byzantine Fault Tolerance (BFT). Đây là một thuật toán cho phép người dùng xây dựng các blockchain của riêng họ để đưa vào hệ sinh thái Cosmos. Ý tưởng này là người dùng tạo ra các ứng dụng có các blockchain riêng và liên kết với hệ thống tổng thể. 

Trong khi Cosmos được tạo ra hướng đến hệ thống Tendermint, các loại blockchain khác cũng có thể liên kết. 

Liên kết các blockchain

Với các blockchain Tendermint, có hai loại blockchain, được gọi là hub và zone. Zone là các blockchain thông thường và hub là những blockchain liên kết chúng lại với nhau. Ý tưởng bao gồm các zone giao tiếp với một hub riêng lẻ, giúp chúng chuyển giao và quản lý thông tin. Khi một zone liên kết với một hub, nó có thể lấy thông tin từ bất kỳ zone nào đang được liên kết, nghĩa là có thể xử lý nhiều thông tin hơn. Bởi vì các hub có thể xác thực các giao dịch và ghi lại, điều đó cũng có nghĩa là các khoản thanh toán kép ít có khả năng xảy ra hơn nhiều. Hub chính trong hệ thống là Cosmos hub, nhưng có những hub khác và các zone có thể được liên kết với nhiều hub. 

Khi nói đến các blockchain không được tạo bằng hệ thống Tendermint, phương pháp liên kết có chút khác biệt. Ở đây, một thứ gọi là giao thức Inter-Blockchain Communication (IBC) được sử dụng. Đây là một chương trình có thể được điều chỉnh để cho phép hai blockchain riêng biệt hoạt động cùng nhau. Nếu một hoặc cả hai blockchain được đề cập sử dụng đồng thuận proof-of-stake, sẽ có một cấp độ khác. Cấp độ này liên quan đến việc sử dụng một thứ gọi là "Peg Zone". Đây là một blockchain riêng biệt, tương thích với IBC, có thể theo dõi dữ liệu trên một blockchain khác. Trên thực tế, Peg Zone là một phiên bản của blockchain đầu tiên có thể liên kết với blockchain thứ hai. Về cơ bản, cách này cho phép tất cả các loại blockchain khác nhau liên lạc với nhau, ít nhất là về mặt lý thuyết.

Cảm nhận của bạn về ATOM/USD?

11.3171
Thị trường sẽ tăng
hoặc
Thị trường sẽ giảm
Bỏ phiếu để xem kết quả cộng đồng!
Các zone và hub
Các zone và hub - Nguồn: Cosmos.network

Điều gì khiến Cosmos trở thành Cosmos

Một trong những vấn đề mà nhiều blockchain và hệ thống trực tuyến phải đối mặt là khả năng mở rộng. Nói một cách đơn giản, đây là vấn đề mà các hệ thống gặp phải khi mở rộng lên. Mặc dù một mạng phức tạp có thể hoạt động tốt khi còn tương đối nhỏ, nhưng khi mạng đó phát triển và các bộ phận cấu thành trở nên lớn hơn, việc mở rộng sẽ kèm với chậm lại. Do đó, các giao dịch mất nhiều thời gian hơn và trong nhiều trường hợp là đắt hơn. Cosmos cố gắn tránh điều này bằng một số cách.

Đầu tiên, do sử dụng proof-of-stake thay vì proof-of-work, hệ thống có thể chạy nhanh hơn. Thứ hai, bởi vì, ít nhất về lý thuyết, mỗi blockchain trong hệ sinh thái được dành cho một ứng dụng cụ thể, sẽ có ít tắc nghẽn hơn khi nhiều ứng dụng chỉ nằm trên một blockchain. Thứ ba, vì các blockchain riêng lẻ được liên kết với nhau, theo lý thuyết, dữ liệu có thể chuyển qua một hub cụ thể để tăng tốc độ. Tất cả mọi thứ cùng hoạt động để giúp cho Cosmos có thể xử lý các giao dịch một cách nhanh chóng, ngay cả khi có nhiều lưu lượng truy cập trên mạng.

Đồng cosmos (ATOM)

Đồng cosmos (ATOM) là đồng gốc của hệ sinh thái blockchain trực tuyến Cosmos. Tiền điện tử ATOM có thể được giữ và tiêu, có thể được giao dịch với những người dùng khác và có thể được stake để lấy phần thưởng trong hệ thống. Vì Cosmos tồn tại trên một hệ thống dựa trên proof-of-stake thay vì proof-of-work, điều đó có nghĩa là mọi người được trả ATOM dựa trên số tiền họ nắm giữ. Người giữ tiền điện tử có thể tham gia quản lý hệ thống, với quyền biểu quyết của họ được dựa vào số lượng coin họ có. Những người làm trái các quy tắc của Cosmos có thể bị trừng phạt bằng cách bị hủy bỏ hoặc giảm bớt quyền biểu quyết.

Về cơ bản, Cosmos là một tập hợp các blockchain. Có những loại tiền điện tử gốc khác, không phải của hệ thống Cosmos, mà của các blockchain riêng lẻ về mặt lý thuyết có thể hoạt động trong hệ sinh thái. Ngoài ra còn có một đồng Cosmos gốc khác, nhỏ hơn, được gọi là photon, được sử dụng để thanh toán phí dịch vụ cho các giao dịch giữa các blockchain riêng lẻ tạo thành mạng. Tuy nhiên, ATOM là coin chính, như được thấy bởi tên Cosmos. 

Tendermint được thành lập vào năm 2014 bởi các lập trình viên Jae Kwon, Zarko Milosevic và Ethan Buchman. Chương trình đã được thiết lập và chạy trong hai năm. Vào năm 2016, sách trắng của Cosmos, đã đặt mục tiêu cho toàn hệ sinh thái và bản thân đồng tiền điện tử cosmos. Vào năm sau, đợt phát hành coin đầu tiên (ICO) đã huy động được $17,3 triệu. Mạng ra mắt vào năm 2019, khi đồng tiền này được tung ra thị trường mở. Tính đến ngày 30/11/2021, đã có 225,4 triệu đồng cosmos được lưu hành, chiếm 79,6% tổng nguồn cung.

Câu hỏi thường gặp

Tổng có bao nhiêu đồng cosmos?

Tính đến ngày 30/11/2021, đã có 225,4 triệu đồng cosmos đang được lưu hành trong tổng nguồn cung gần 283,2 triệu coin.

Tôi có thể mua coin cosmos ở đâu?

Bạn có thể mua coin cosmos tại một loạt các sàn giao dịch tiền điện tử, bao gồm currency.com. Bạn cần nhớ phải tự nghiên cứu, do giá có thể giảm cũng như tăng, và đừng bao giờ đầu tư nhiều tiền hơn số tiền bạn sẵn sàng mất.

Đọc thêm

The material provided on this website is for information purposes only and should not be regarded as investment research or investment advice. Any opinion that may be provided on this page is a subjective point of view of the author and does not constitute a recommendation by Currency Com or its partners. We do not make any endorsements or warranty on the accuracy or completeness of the information that is provided on this page. By relying on the information on this page, you acknowledge that you are acting knowingly and independently and that you accept all the risks involved.
iPhone Image
Giao dịch các cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền tệ token hóa hàng đầu trên thế giới bằng tiền điện tử hoặc tiền fiat
iMac Image
Giao dịch các cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền tệ token hóa hàng đầu trên thế giới bằng tiền điện tử hoặc tiền fiat
iMac Image