Cách đọc và sử dụng chỉ báo mây Ichimoku
Ichimoku là chỉ báo phân tích kỹ thuật cung cấp nhiều tín hiệu giao dịch đồng thời

Chỉ báo mây Ichimoku, hoặc Ichimoku Kinko Hyo, là chỉ báo phân tích kỹ thuật "tất cả được tích hợp trong một" đa năng, kết hợp nhiều yếu tố được biểu thị bằng nhiều chỉ báo khác nhau. Chỉ báo này do nhà báo Nhật Bản Goichi Hosoda tạo ra vào những năm 1930 và được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1969 sau nhiều thập kỷ nghiên cứu.
Nói một cách đơn giản thì chỉ báo Ichimoku cung cấp các tín hiệu mà theo đó, bạn sẽ có thể áp dụng nhiều chỉ báo cùng một lúc. Chỉ báo được thiết lập để cung cấp thông tin về hướng đi của xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự cũng như động lượng.
Vì chỉ báo đã bao gồm nhiều thông tin, nên biểu đồ Ichimoku mang lại cái nhìn tổng quát về đặc điểm giá thông qua các điểm dữ liệu khác nhau. Do đó, nhìn vào biểu đồ chỉ báo Ichimoku, bạn có thể thấy khó hiểu hoặc lộn xộn do biểu đồ gồm nhiều đường và phân chia thành nhiều khu vực. Tuy nhiên, hiểu được chỉ báo không khó như bạn vẫn nghĩ, bởi bạn chỉ cần nắm được ý nghĩa của từng yếu tố trong chỉ báo mây Ichimoku.
Vậy mây Ichimoku là gì?
Biểu đồ Ichimoku gồm năm đường khác nhau giúp người dùng có thể hình dung được tổng quan về hành động giá và hai trong số các đường này tạo thành một vùng đậm màu và được gọi là mây Ichimoku. Theo đó, để nắm được ý nghĩa chính của chỉ báo mây Ichimoku, bạn cần tìm hiểu ý nghĩa của từng đường cũng như vai trò của các đường trong chỉ báo Ichimoku.
Cách đọc chỉ báo mây Ichimoku
Mỗi thành phần của chỉ báo Ichimoku đại diện cho một khía cạnh nhất định của hành động giá và được tính toán tương ứng với từng thành phần. Biểu đồ sau đây mô tả ví dụ về các yếu tố trên một nền tảng giao dịch.

Trên biểu đồ, bạn có thể thấy năm dòng và một vùng màu biểu thị cho đám mây. Mỗi đường được tính theo một cách nhất định và biểu thị cho các khía cạnh cụ thể của chỉ báo. Các đường như sau:
- Đường tín hiệu (Tenkan-Sen) – có thể được coi là đường ngắn hạn và đại diện cho giá trị trung bình của mức cao và mức thấp nhất trong 9 phiên ((mức cao của 9 phiên + mức thấp của 9 phiên) / 2).
- Đường cơ sở (Kijun-Sen) – là đường dài hạn và được tính bằng giá trị trung bình của mức cao và mức thấp nhất trong 26 phiên ((mức cao nhất trong 26 phiên + mức thấp nhất trong 26 phiên) / 2).
- Đường trễ (Chickou Span) – là đường trễ đại diện cho giá đóng cửa của 26 phiên trước đó. Đường này cho phép bạn dễ dàng so sánh biến động giá hiện tại với biến động từ 26 phiên trước đó.
- Đường dẫn dắt A (Senkou Span A) – được sử dụng như một chỉ báo dẫn dắt và được xác định cho 26 phiên trong tương lai. Các giá trị cho chỉ báo này được tính bằng cách lấy điểm giữa của Tenkan-sen và Kijun-sen trong 26 phiên vừa qua ((Đường tín hiệu + Đường cơ sở) / 2).
- Đường dẫn dắt B (Senkou Span B) – cũng được sử dụng như một chỉ báo dẫn dắt vì dường dẫn dắt này được tính cho 26 phiên trước đó và được tính bằng giá trị trung bình của mức cao và mức thấp nhất của 52 phiên ((mức cao nhất của 52 phiên – mức thấp nhất 52 phiên) / 2).
Mây Ichimoku (Kumo) là một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất được trình bày trên biểu đồ và là khu vực nằm giữa Đường dẫn dắt A và Đường dẫn dắt B. Xây dựng chiến lược Mây Ichimoku không phức tạp như bạn tưởng tượng. Tín hiệu khả thi được xác định thông qua vị trí tương đối của giá so với mây Ichimoku.
- Nếu giá nằm phía trên vùng mây Ichimoku, thì đó xu hướng tích cực
- Nếu giá giảm xuống dưới vùng mây thì đó là xu hướng tiêu cực
- Mức giá nằm trong vùng đám mây là dấu hiệu của xu hướng không đổi
Màu sắc của đám mây thay đổi dựa trên chuyển động của đường dẫn dắt. Ví dụ: nếu đường dẫn dắt A vượt qua đường dẵn dắt B, thì khu vực mây sẽ có màu xanh lục (màu được sử dụng cho đám mây có thể khác nhau, tùy thuộc vào nền tảng giao dịch). Các phiên đã nêu là phiên mặc định cho chỉ báo này. Tất nhiên, bạn luôn có thể thay đổi thiết lập này trong cài đặt chỉ báo và điều chỉnh sao cho phù hợp với chiến lược giao dịch và công thức mây Ichimoku của bạn.
Cách sử dụng chỉ báo mây Ichimoku?
Chiến lược giao dịch Ichimoku có thể đưa ra cảnh báo về tín hiệu tiềm năng cho giao dịch mua và bán bởi chỉ báo này có thể xác định hướng đi và động lượng xu hướng tiềm năng. Chỉ báo Ichimoku có thể hữu ích khi xác định điểm dừng lỗ, điểm này có thể rơi vào mức hỗ trợ. Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng sử dụng Ichimoku vì chỉ báo này đưa ra một ước tính cụ thể về mức giá trong tương lai. Nói chung, chỉ báo mây Ichimoku có thể được sử dụng trong chiến lược giao dịch cho những mục đích sau:
Xác định xu hướng – một cách để tìm hướng đi của xu hướng là thông qua hiệu báo của đường tín hiệu và đường cơ sở. Khi đường tín hiệu nằm trên đường cơ sở, thì đây là tín hiệu của xu hướng tích cực. Dự kiến sẽ có xu hướng ngược lại hoặc tiêu cực khi đường tín hiệu (đường chu kỳ ngắn hơn) nằm dưới đường cơ sở.
Mức hỗ trợ và kháng cự – được xác định bởi Đường dẫn A và Đường B, đóng vai trò là các đường biên của mây Ichimoku. Vì chỉ báo mây Ichimoku cung cấp dự đoán giá, các đường biên của mây cũng cung cấp cái nhìn tổng quan về các mức hỗ trợ và kháng cự hiện tại và trong tương lai.
Xác định điểm giao nhau – bạn tìm kiếm điểm giao nhau giữa Đường chuyển đổi và Đường cơ sở. Hãy ghi nhớ rằng bạn cần chú ý đến vị trí của điểm giao nhau để có thể xác định được sức mạnh của điểm giao nhau đó. Tùy thuộc vào loại điểm giao nhau và cho dù là nằm bên dưới, bên trong hay bên trên đám mây thì tín hiệu đều có thể ở mức yếu, trung bình hoặc mạnh.
Mây Ichimoku – giá có thể là tăng hoặc giảm. Nhìn vào Đường dẫn dắt A và Đường dẫn dắt B hoặc chính xác hơn là vị trí của các đường này trên đồ họa và đám mây. Có thể xuất hiện dấu hiệu của xu hướng tăng giá khi Đường dẫn dắt A có xu hướng vượt lên trên Đường dẫn dắt B (mây Kumo tăng). Có thể xác định được xu hướng giảm giá khi Đường dẫn dắt A giảm hoặc giảm xuống dưới Đường dẫn dắt B (mây giảm). Có thể nhận thấy rõ ràng sự đảo ngược xu hướng khi Đường dẫn dắt A và B thay đổi vị trí. Bạn có thể xác định sức mạnh của xu hướng bằng cách nhìn vào góc của mây Ichimoku, trong đó một góc dốc lên hoặc xuống cho thấy xu hướng phát triển mạnh.
Tín hiệu Ichimoku
Loại tín hiệu phụ thuộc vào yếu tố chúng ta xem xét. Có nhiều tín hiệu khác nhau trên biểu đồ Ichimoku:
- Đường tín hiệu/Đường cơ sở giao nhau
- Phân chia đám mây
- Đường dẫn dắt A và B giao nhau;
- Đường trễ vắt chéo
Sử dụng chỉ báo này đồng nghĩa với việc bạn đã quen với các tín hiệu khác nhau của giao dịch mua và bán Ichimoku. Tín hiệu này cũng như nhiều tín hiệu khác có thể xuất hiện trên biểu đồ của bạn. Do đó, chiến lược Ichimoku có thể được xây dựng dựa trên các tín hiệu Ichimoku:
- Xu hướng tăng – giá nằm phía trên vùng đám mây
- Xu hướng giảm – giá nằm phía dưới vùng đám mây
- Xu hướng thay đổi – giá nằm trong vùng đám mây
- Tín hiệu mua – Đường tín hiệu cắt phía trên Đường cơ sở, đồng thời cả hai đường và giá đều nằm trên vùng mây
- Tín hiệu bán – xuất hiện nếu đường tín hiệu cắt đường cơ sở về phía dưới, đồng thời giá và cả hai đường đều nằm dưới vùng mây
- Ví dụ về tín hiệu mây Ichimoku
Để hiểu thêm về cách sử dụng của mây Ichimoku, hãy xem thêm một biểu đồ, tại đó chúng ta sẽ xác định một số tín hiệu bắt nguồn từ chỉ báo này.

Bạn có thể thấy hai trong số các loại tín hiệu tiềm năng. Phần giữa biểu đồ, phía bên trái là đường tín hiệu/đường cơ sở giao nhau phía trên vùng mây Ichimoku. Ở phía bên phải, bạn có thể thấy đường dẫn dắt A và B giao nhau, đây là tín hiệu của biến động tiêu cực.