Giải nghĩa hard fork Ethereum: Hard fork London là gì?

Bởi Currency.com Research Team

Ethereum hard fork thu hút rất nhiều sự chú ý, nhưng nó là gì?

Chuỗi khối Ethereum đã có một đợt nâng cấp lớn dưới hình thức gọi là London hard fork. Điều này có một tầm ảnh hưởng trong thế giới tiền số, không chỉ lên ether, tiền tệ lớn thứ nhì thế giới. Đọc tiếp để có thêm thông tin cập nhật về Ethereum hard fork, cách ether phản ứng với thay đổi trong giao thức, cách thị trường tiền số phản ứng một cách tổng thể và cách mà Ethereum có thể được sử dụng bởi một trong những công ty lớn nhất thế giới.

Giải nghĩa Hard fork

Một hard fork là một quy trình mà một chuỗi khối khiến cho tất cả các giao dịch trước đó đã được công nhận trở nên vô hiệu và tất cả các giao dịch trước đó bị cho là vô hiệu trở nên được công nhận. Điều này trên thực tế là một sự điều chỉnh bắt buộc không thể thay đổi lên chuỗi khối. Khi một hard fork được thực hiện, người dùng phải tải về và cài đặt một phiên bản cập nhật của phần mềm. Mặc dù vậy, phiên bản cũ của chuỗi khối vẫn tồn tại, có khả năng dẫn đến một loại tiền tệ kỹ thuật số mới.

Điều này khiến nó khác biệt so với một soft fork, dùng để thay đổi giao thức và theo đó xóa hẳn phiên bản ban đầu. Hard forks có thể được bắt đầu như một cách để chống lại lỗi, ngăn chặn tin tặc đánh cắp tiền điện tử hoặc đơn giản là một cách để làm cho mạng lưới hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng có thể gây tranh cãi. Một lý do là các thợ đào phải thay đổi cách làm việc để nắm giữ tiền điện tử. Ngoài ra, những người nắm giữ đồng đang được hard fork có thể không muốn có phiên bản mới hơn.

Nếu bạn đang nghĩ: “Vậy phải chăng là chưa từng có một đợt Ethereum hard fork,” Câu trả lời là có. 

Đợt hard fork trước đó của Ethereum

DAO, viết tắt của tổ chức tự trị phi tập trung, là một nền tảng hình thành năm 2016 cho phép mọi người quảng bá và cơ bản là kêu gọi vốn cho các ứng dụng khởi nghiệp của họ. Bạn phải mua tài sản kĩ thuật số DAO với Ether, các phiếu bầu sẽ được tổ chức về việc có tài trợ hay không và các ứng dụng có 20% hỗ trợ trở lên sẽ nhận được một phần đầu tư. Tính Năng Phân Tách được tạo ra cho phép mọi người rút lại sự ủng hộ của họ cho một dự án và nhận lại Ether của họ sau khoảng thời gian chờ đợi 28 ngày. Thật không may, có một lỗ hổng trong mã của Tính Năng Phân Tách. Điều này có nghĩa là mạng tiếp tục hoàn trả cùng tài sản kỹ thuật số mà không có bất kỳ điều gì xuất hiện trên sổ đăng ký công khai.

Mặc dù không bị mất tất cả thực tế là mạng lưới được dựa trên Ethereum có nghĩa là nó đã nhận một đòn nặng nề vào danh tiếng. Các nhà đầu tư được hỏi ý kiến và đa số quyết định thành lập Ethereum hard fork đầu tiên, có nghĩa là tất cả các đồng ether phát hành sau một ngày cụ thể trên thực tế sẽ trở nên vô hiệu. Mọi người sẽ nhận lại tiền của mình và tất cả đều vui vẻ.

Mọi người đều kỳ vọng như vậy ngoại trừ một lượng lớn các nhà đầu tư, những người thấy không cần thiết để thực hiện đến mức cực đoan và có một ETH hard fork. Những người này trên thực tế đã giữ lại chuỗi khối nguyên bản được chia tách khỏi Ethereum hard fork và tái định vị thương hiệu là Ethereum Classic. Đây là lý do có hai loại tiền số với cái tên na ná nhau và làm điều tương tự nhau. Nó cũng giải thích lý do tại sao ether xuất hiện trong một đợt Ethereum hard fork mới vào Tháng 8 năm 2021 đã không gây nhiều tranh cãi như trước đây.  

Ethereum hard fork là gì?

Để trả lời câu hỏi “Ethereum hard fork là gì?”, thì từ lâu, chuỗi khối Ethereum, như nhiều chuỗi khối khác, gặp vấn đề với khả năng mở rộng. Điều này có nghĩa là có những vấn đề với việc thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mọi thứ đã không hoạt động tốt như chúng có thể, có nghĩa là các hành động trên chuỗi sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện hơn so với người dùng mong muốn. Vấn đề với khả năng mở rộng cũng có nghĩa là phí giao dịch cao hơn mức đáng lẽ phải có, điều này cũng khiến người dùng không hài lòng. Rốt cuộc, một trong những lý thuyết quan trọng đằng sau công nghệ chuỗi khối, đặc biệt là tài chính phi tập trung đằng sau Ethereum, là làm cho việc thực hiện các giao dịch tài chính dễ dàng hơn thay vì khó khăn hơn. Nó cũng không giúp dự đoán được phí giao dịch, có nghĩa là bạn không bao giờ biết rõ mình sẽ phải trả phí bao nhiêu tại một thời điểm.

Cảm nhận của bạn về ETH/EUR?

1718.31
Thị trường sẽ tăng
hoặc
Thị trường sẽ giảm
Bỏ phiếu để xem kết quả cộng đồng!

Ethereum hard fork hướng đến việc làm cho mọi thứ dễ dàng hơn, bằng cách thay đổi quy trình từ bằng-chứng-công-việc sang bằng-chứng-cổ-phần. Đối với hệ thống cũ, việc đào là một quá trình hao tổn năng lượng và dữ liệu, dẫn đến sự trì hoãn cho hệ thống và phí giao dịch cao hơn. Nó cũng sử dụng rất nhiều điện năng, vốn đắt đỏ và cực kỳ tệ hại cho môi trường. Ethereum hard fork nghĩa là mọi người có khả năng đào dựa trên số lượng đồng họ sở hữu. Điều này giảm nhu cầu năng lượng và có nghĩa các giao dịch sẽ nhanh hơn, và quan trọng nhất, là rẻ hơn. 

Đó là giải nghĩa hard fork ethereum. Nó cũng được biết đến là London hard fork, và Giao Thức Hoàn Thiện Ethereum 1559 (EIP-1559). Nó đã ra mắt hồi Tháng 8 năm 2021, với ngày hard fork ethereum là ngày 5 tháng 8 ra mắt thành công.

Điều gì đã xảy ra sau hard fork ethereum? hãy cùng nhìn xem. 

Hậu hard fork

Đầu tiên, giá Ethereum tăng sau hard fork. Nó vốn đã tăng từ trước ETH hard fork. Giá đạt mức 2.557,77 đô la Mỹ vào đầu ngày 2 tháng 8 và, vào ngày 7 tháng 8 đạt mức cao nhất trong ngày 3.170,23 đô la Mỹ, một mức tăng gần một phần tư trong vòng năm ngày. Cùng ngày hôm đó, ngày 7 tháng 8, cũng là lần đầu tiên ether phá vỡ ngưỡng 3.000 đô-la Mỹ kể từ ngày sụp đổ tiền số vĩ đại, ngày 19 tháng 5, khi giảm hơn 40% từ mức cao nhất trong ngày 3.437,94 đô-la Mỹ đến mức thấp nhất trong ngày 1.952,46 đô-la Mỹ. Mức tăng trưởng nhìn chung không có vẻ gì là sẽ dừng lại ở mức nào và vào buổi sáng ngày 17 tháng 8, đồng tiền số đứng ở mức 3.200 đô-la Mỹ. Dù vậy có một số trắc trở, và vào đầu giờ chiều ngày 19 tháng 8, nó đã giảm về còn 2.980 đô-la Mỹ. Mặc dù giảm giá, đồng này vẫn ở vị thế tốt hơn so với hồi đầu tháng.

Thứ hai, Thị trường tiền số nhìn chung đã trở nên tốt hơn, trị giá hơn 2 nghìn tỷ đô-la Mỹ vào ngày 14 tháng 8 lần đầu tiên kể từ giữa tháng 5. Trong khi đấy có thể là một đợt điều chỉnh sau đợt giảm gần đây, sự thật là rất nhiều tài sản kỹ thuật số dựa trên chuỗi khối Ethereum có thể đã tạo nên nhiều sự tự tin hơn vào thị trường tiền số rộng lớn hơn. 

Thứ ba, nghiên cứu từ gã khổng lồ công nghệ Microsoft khuyến nghị rằng sử dụng một hệ thống dựa trên Ethereum có thể giúp nó chống lại tin tặc. Đây là tin rất quan trọng đối với toàn thể tiền số, nhưng nó khuyến nghị rằng những thay đổi mới nhất của Ethereum đã tạo nên một sự chú ý đáng kể.

Câu hỏi thường gặp (FAQs)

Một hard fork là gì?

Một hard fork là một quy trình mà một chuỗi khối khiến cho tất cả các giao dịch trước đó đã được công nhận trở nên vô hiệu và tất cả các giao dịch trước đó bị cho là vô hiệu trở nên được công nhận. Điều này trên thực tế là một sự điều chỉnh bắt buộc không thể thay đổi lên chuỗi khối. Dù vậy nó giữ lại giao thức chuỗi khối nguyên bản.

Đâu là sự khác biệt giữa một soft fork và một hard fork?

Một soft fork thay đổi giao thức và xóa hẳn phiên bản trước đó, không giống như hard fork giữ lại phiên bản trước đó.

Một hard fork ảnh hưởng đến giá như thế nào?

Cách một hard fork ảnh hưởng đến giá phụ thuộc vào chuỗi khối bị chia tách. Đôi khi nó có thể làm mới sự tự tin vào tiền kỹ thuật số của chuỗi khối nhưng nó cũng có thể khiến mọi người ngừng đầu tư vào đó. Tương tự, một loại tiền tệ dựa trên chuỗi khối cũ có thể vùng lên và trở nên thành công hoặc cũng có thể biến mất. Không có cách nào chắc chắn 100%. Các loại tiền kỹ thuật số có thể cực kỳ biến động, nên hãy luôn tự nghiên cứu, nhớ rằng giá có thể giảm cũng như tăng và không bao giờ đầu tư nhiều hơn số tiền bạn có thể mất.

Ethereum to US Dollar
Thay đổi hàng ngày
1844.63
Thấp: 1826.3
Cao: 1853.84
Ethereum to Euro
Thay đổi hàng ngày
1718.05
Thấp: 1702.06
Cao: 1727.06
The material provided on this website is for information purposes only and should not be regarded as investment research or investment advice. Any opinion that may be provided on this page is a subjective point of view of the author and does not constitute a recommendation by Currency Com or its partners. We do not make any endorsements or warranty on the accuracy or completeness of the information that is provided on this page. By relying on the information on this page, you acknowledge that you are acting knowingly and independently and that you accept all the risks involved.
iPhone Image
Giao dịch các cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền tệ token hóa hàng đầu trên thế giới bằng tiền điện tử hoặc tiền fiat
iMac Image
Giao dịch các cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền tệ token hóa hàng đầu trên thế giới bằng tiền điện tử hoặc tiền fiat
iMac Image