Cơ thể không có nội tạng: Bạo lực tình dục và phụ nữ ở metaverse

Bởi Currency.com Research Team

Liệu rằng phụ nữ có dễ bị hành hung và tấn công trong metaverse như ngoài đời không?

Metaverse sẽ an toàn như thế nào đối với phụ nữ?                                 
Trung tâm Chống lại sự căm thù kỹ thuật số (Centre for Countering Digital Hate-CCDH) tuyên bố rằng "metaverse của Facebook không an toàn" và trẻ em không được phép truy cập vào nó – Ảnh: Shutterstock
                                

Nội dung

Với dữ liệu chỉ ra rằng 1/5 phụ nữ ở Vương quốc Anh đã từng bị cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục, có ý kiến cho rằng metaverse có thể trở thành một không gian nơi mà các vấn đề bạo lực phổ biến của nam giới không chỉ lặp lại mà còn có khả năng trở nên cực đoan hơn, điều này rất đáng lo ngại.

Tuy ngày càng có nhiều người dùng đứng ra cáo buộc họ là nạn nhân của tấn công tình dục, bao gồm cả hành vi sờ mó và cưỡng hiếp ảo trong khi sử dụng các nền tảng nhưng câu hỏi về mức độ an toàn của những không gian này đối với phụ nữ và đặc biệt là trẻ em thì vẫn cần được xem xét.

Không có bất cứ khuôn khổ pháp lý nào để bảo vệ nạn nhân và không có các bản ghi về những gì xảy ra trong những không gian này nên khả năng metaverse khiến việc thủ phạm có thể xâm nhập hoặc “lợi dụng” người dùng khác trở nên đáng lo lắng hơn rất nhiều.

Ngoài ra với việc công nghệ VR ngày càng trở nên tinh vi hơn và để cung cấp cho người dùng những trải nghiệm ngày càng thực tế và có sức ảnh hưởng thì tác động đến nạn nhân của hành vi bạo lực tình dục ảo có thể ngày càng trở nên đau thương hơn. Ví dụ là một phụ nữ nhớ lại trải nghiệm kinh hoàng khi bị sờ soạng ngực khi mặc áo vest. Với khả năng có thể xảy ra trong tương lai không xa là một cơ thể sẽ có đầy đủ các giác quan thì tác động của việc bị tấn công tình dục trong metaverse sẽ chỉ trở nên đáng báo động hơn.

Liệu các công ty metaverse có thể giữ an toàn cho phụ nữ và các thành viên dễ bị tổn thương của xã hội không? Trách nhiệm này của ai, hành vi phạm tội có xảy ra không? Ý nghĩa pháp lý của việc người dùng khác tấn công avatar (nhân vật đại diện) của bạn là gì? “Bạn” trong metaverse có được liên kết hợp pháp với danh tính của bạn trong đời thực không?

Trước khi cố gắng trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét các trường hợp đã được đưa ra ánh sáng.

Các trường hợp tấn công tình dục 

Một trong những trường hợp tấn công tình dục đầu tiên trong metaverse được đưa ra ánh sáng vào ngày 26/11 khi một người thử nghiệm beta nữ bị sờ soạng trên Horizon Worlds, đây là nền tảng thực tế ảo của Meta.

Đáp lại sự kiện này thì người thử nghiệm phiên bản beta cho biết “Quấy rối tình dục không phải là trò đùa trên internet thông thường nhưng ở trong VR thì sự việc này trở nên căng thẳng hơn. Tôi không những bị sờ soạng vào đêm qua mà còn có những người khác ở đó ủng hộ hành vi này khiến tôi cảm thấy bị cô lập trong Plaza (không gian trung tâm tập trung của môi trường ảo) ”.

Sự kiện này không phải là mới đối với thế giới game. Vào năm 2016, một người dùng nữ đã bị sờ soạng ngực khi chơi trò chơi zombie bắn cung có tên là Quivr.

Khi thảo luận về sự kiện này trong một bức thư ngỏ trên medium, nạn nhân là Jordan Belamire đã nhớ lại “Giữa một làn sóng zombie và ác quỷ muốn bắn hạ, tôi đang đi chơi bên cạnh BigBro442 và chờ đợi cho đợt tấn công tiếp theo của chúng tôi. Đột nhiên, chiếc mũ quái dị của BigBro442 đối mặt với tôi. Bàn tay nổi của anh ấy tiếp cận cơ thể tôi, và anh ấy bắt đầu gần như xoa ngực tôi. “Dừng lại!” Tôi kêu lên… Điều này vẫn khiến anh ấy tiếp tục, và ngay cả khi tôi quay lưng lại với anh ấy, anh ấy vẫn đuổi theo tôi, tạo ra những chuyển động nắm lấy và bóp gần ngực tôi. Bạo dạn hơn, anh ấy thậm chí còn đẩy tay về phía đáy quần ảo của tôi và bắt đầu cọ xát ”.

Nina Jane Patel là một nhà trị liệu tâm lý đang tiến hành nghiên cứu về tác động tâm lý của trải nghiệm nhập vai và cô cũng cho biết cô bị bạo lực tình dục trong Horizon Worlds, cô nhớ lại sự việc trên Medium: “Trong vòng 60 giây sau khi tham gia, tôi đã bị quấy rối tình dục cũng như bị quấy rối bằng lời nói. Về cơ bản, ba hoặc bốn avatar nam cùng với giọng nam hầu như đã cưỡng hiếp tập thể avatar của tôi và chụp ảnh ngay cả khi tôi cố gắng né tránh, họ hét lên: "Đừng giả vờ như cô không thích nó".”

Theo Patel, nhiều nạn nhân khác đã gặp cô ấy và họ cũng đã có trải nghiệm tương tự trên nền tảng.

Đổ lỗi cho nạn nhân

Vivek Sharma nguyên là phó chủ tịch của Horizon Worlds, trước những cáo buộc tấn công tình dục này thì ông đã gọi chúng là "hoàn toàn là điều không may."

Để đáp lại việc người dùng beta bị sàm sỡ thì một bài đánh giá nội bộ đã tuyên bố rằng người dùng lẽ ra nên kích hoạt một công cụ có tên là Safe Zone (Vùng an toàn). Một trong nhiều tính năng an toàn trên nền tảng này, Safe Zone được cho là tạo ra bong bóng xung quanh người dùng, điều này có nghĩa là không ai có thể tương tác hoặc nói chuyện với họ cho đến khi họ tắt tính năng này.

Một số cá nhân đang chỉ trích phản ứng của Meta, họ cho rằng nạn nhân không nên có trách nhiệm phải tự bảo vệ mình khi bị đối xử như vậy. Chính nhà phát triển đã tạo ra thế giới: liệu phần nghĩa vụ của nền tảng này có nên chịu trách nhiệm về các tuyên bố tấn công? Liệu các nền tảng này có bị buộc phải thực hiện một cuộc điều tra cho các tố cáo về hành vi xấu và trừng phạt thủ phạm hay không? Liệu họ có đủ nguồn lực hoặc tiền để làm việc này hay không?

Giải pháp thay thế là nạn nhân phải sử dụng các tính năng an toàn để tự bảo vệ mình. Nếu điều gì đó xảy ra thì liệu đó có phải là lỗi của nạn nhân vì đã không sử dụng các tính năng an toàn này hay không?

Trước những lời chỉ trích về việc nạn nhân có mục đích đổ lỗi cho Kristina Milian là người phát ngôn của Meta, bà nói với Technology Review: “Chúng tôi muốn mọi người trong Horizon Worlds có trải nghiệm tích cực cùng với các công cụ an toàn dễ tìm… Chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện giao diện người dùng của mình và hiểu rõ hơn về cách mọi người sử dụng các công cụ của chúng tôi để người dùng có thể phản hồi về mọi thứ một cách dễ dàng và đáng tin cậy. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho Horizon Worlds trở nên an toàn và chúng tôi cam kết thực hiện việc đó ”.

Lạm dụng VRChat: Mối nguy hiểm của metaverse

Các cáo buộc nghiêm trọng liên quan đến việc trẻ vị thành niên tiếp xúc với tài liệu lạm dụng và khiêu dâm thông qua VRChat, đây một ứng dụng xã hội được sử dụng rộng rãi có sẵn trên cửa hàng ứng dụng của Meta cũng đã làm dấy lên những lo ngại về rủi ro của metaverse.

Một nghiên cứu do Trung tâm Chống lại sự căm thù kỹ thuật số (Centre for Countering Digital Hate -CCDH) thực hiện đã xác định được ít nhất 100 trường hợp vi phạm các chính sách của Meta trong vòng chưa đầy 12 giờ. Nghiên cứu cho biết các vấn đề bao gồm trẻ vị thành niên tiếp xúc với các thông điệp khiêu dâm, bắt nạt, phân biệt chủng tộc và cực đoan cũng như quấy rối.

Trả lời nghiên cứu này thì Imran Ahmed hiện là Giám đốc điều hành của Trung tâm Chống lại sự căm ghét kỹ thuật số đã cho biết: “Khi Facebook ra mắt Metaverse cho Oculus đúng đợt mua sắm Giáng sinh thì Giám đốc điều hành của hãng là Mark Zuckerberg đã cam kết rằng quyền riêng tư và an toàn là trọng tâm của Thực tế ảo.

“Nhưng các nhà nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra rằng là trái ngược với những lời hứa của ông ấy thì Metaverse là thiên đường của sự căm ghét, nội dung khiêu dâm và việc “chăn dắt” đối với trẻ em. Trong nghiên cứu của chúng tôi, Metaverse kết nối người dùng không chỉ với nhau mà còn với một loạt những “kẻ săn mồi”, và điều này khiến họ tiếp xúc với nội dung có khả năng gây hại trung bình bảy phút một lần. Nếu Metaverse an toàn cho “kẻ săn mồi” thì Metaverse lại không an toàn cho người dùng thông thường, đặc biệt là trẻ em. "

Công nghệ và sự vi phạm liên quan đến cơ thể

Từ những người theo chủ nghĩa Tương lai của Ý đến các nhà lý thuyết chính trị hậu hiện đại như Deleuze và Guattari, cùng với vô số nghệ sĩ, nhà văn và nhà lý thuyết đã xem xét cách các công nghệ mới xuất hiện đã mang lại những cách thức mới để cơ thể bị lợi dụng, xâm hại và tha hóa. Những kẻ khiêu dâm đã nhanh chóng khai thác các công nghệ mới của nhiếp ảnh, điện ảnh, video và internet. Công nghệ và mối quan hệ của nó với việc vượt qua ranh giới vật chất, tinh thần và đạo đức của con người không phải là một hiện tượng mới.

Thật vậy, công nghệ và sự tách biệt xã hội của con người thường được xem là có mối liên hệ với nhau.

Đây có thể là sự gia tăng của các hình ảnh được phân phối tự do đã khuyến khích sự phản cảm hướng vào bản thân và những người khác, trước khả năng truy cập nội dung khiêu dâm ngày càng tăng do kết quả của Internet, thế giới kỹ thuật số có thể có tác động sâu sắc đến cách mà chúng ta xử lý và kết nối với những người khác.

Nhà triết học người Pháp Gilles Deleuze và đồng nghiệp Félix Guattari đã cố gắng mô tả chiều không gian ảo của cơ thể và họ sử dụng thuật ngữ “cơ thể không có các cơ quan”, là một trạng thái bên ngoài mà nhờ đó “cơ thể” được giải phóng khỏi tổ chức của sinh vật. Avatar của ai đó được cho là một sự thể hiện hoàn hảo của sự phân mảnh tâm lý và cơ thể mà trạng thái này tạo ra.

Trong cuốn tiểu thuyết Crash của JG Ballard, người kể chuyện và một nhóm các nạn nhân tai nạn cũ bị xa lánh theo đuổi một ảo tưởng đồi trụy về việc tái hiện các vụ tai nạn ô tô với những người nổi tiếng. Cuốn tiểu thuyết này đã được viết bằng một ngôn ngữ siêu rõ ràng và kết hợp với bạo lực cực độ, khiêu dâm và công nghệ, điều này phản ánh một cách hiệu quả cách mà tình dục và sự hiểu biết về cơ thể có thể bị công nghệ bóp méo một cách không mong muốn.

Sự gia tăng của metaverse có thể dễ dàng dẫn đến việc các cá nhân trở nên mất nhân tính bằng nhiều hình thức. Các cá nhân không còn tương tác với những người khác mà với avatar trong một không gian không bị kiểm soát.

Kết luận

Nói chung, tiền điện tử và công nghệ lớn được một số nhà phê bình coi là biểu hiện cuối cùng của một hệ tư tưởng cánh hữu, thị trường tự do và tư bản mới.

Nhưng sự phát triển của công nghệ, dù nó mang lại lợi ích gì thì cho đến nay cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng vốn đã tồn tại trong xã hội toàn cầu, từ việc kéo theo sự bất bình đẳng kinh tế đến nạn bóc lột trẻ em. Những bất bình đẳng này không được giúp đỡ bởi khuôn khổ không được kiểm soát được tổ chức một cách đáng kinh ngạc mà tiền điện tử tồn tại.

Metaverse như được nhấn mạnh trong báo cáo từ Trung tâm Chống lại sự căm thù kỹ thuật số rõ ràng có khả năng nguy hiểm cao. Cho đến nay, các cơ quan quản lý đã có rất ít phát triển liên quan đến việc kiểm soát tác động của các nền tảng mạng xã hội và ý kiến cho rằng metaverse sẽ được xử lý nghiêm khắc đúng cách để đảm bảo an toàn cho tất cả người dùng vẫn còn là điều không rõ ràng.

Cuối cùng thì Meta và các nền tảng metaverse khác là các tổ chức hoạt động dựa trên vốn. Chức năng và mục tiêu chính của họ không phải là bảo vệ các cá nhân mà là tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông, vì vậy nên việc mong đợi các công ty này cân nhắc các lựa chọn đạo đức khi đặt nền móng cho nền tảng VR của họ là không thực tế.

Đồng thời thì việc trông đợi các cơ quan chức năng quốc gia và toàn cầu, nơi được trang bị khung pháp lý kém chất lượng trong việc đối phó với sức mạnh bùng nổ của công nghệ lớn, và việc họ có thể quản lý và kiểm soát những gì xảy ra trong một thế giới ảo không bị ràng buộc dường như là điều không thể.

Với ranh giới pháp lý còn quá mơ hồ xung quanh việc liệu một avatar có đại diện cho người đứng sau avatar hay không và với công nghệ lớn vô trách nhiệm như họ thì lựa chọn duy nhất dường như là các cá nhân tự chịu trách nhiệm trong thế giới ảo hoặc để cha mẹ chịu trách nhiệm về con cái của họ.

Liệu điều này có dẫn đến việc đổ lỗi cho nạn nhân khi sự việc sai lầm diễn ra hay không còn là vấn đề gây tranh luận. Nếu metaverse là một “miền tây hoang dã” không thể vượt qua, là nơi khuyến khích sự khách quan hóa, bạo lực và vi phạm các ranh giới thông thường, thì hậu quả của việc mạo hiểm tham gia vào không gian cuối cùng sẽ thuộc về cá nhân. Tuy nhiên, sự kết hợp tất cả các vấn đề của trò chơi cùng với tất cả các vấn đề của mạng xã hội và với các vấn đề về nội dung vi phạm trên internet dường như có thể tạo ra một ly “cocktail” vấn đề “mãn tính”.

Tại Trung tâm Chống lại sự căm thù kỹ thuật số, dựa trên báo cáo đáng “nguyền rủa” thì  Ahmed dứt khoát khuyến nghị các bậc cha mẹ gửi lại bất kỳ thiết bị VR nào mà họ đã mua và cấm trẻ em tham gia vào các nền tảng này, một dấu hiệu rõ ràng rằng metaverse có thể rất xa vời với niềm vui trọn vẹn và các trò chơi mà các nền tảng này có ý định đại diện.

Câu hỏi thường gặp

Những nguy hiểm của metaverse là gì?

Có vô vàn mối nguy hiểm của metaverse khi nhìn từ góc độ xã hội. Từ tấn công tình dục đến bạo lực quá mức trong chơi game và cho đến việc “chăn dắt” trẻ em, những nguy cơ tiềm ẩn này là vô số và cần được điều tra.

Metaverse hoạt động như thế nào?

Metaverse là một thế giới ảo nơi các cá nhân sử dụng tai nghe thực tế ảo (VR) và găng tay cảm giác có thể tương tác với những người dùng khác, chơi trò chơi hoặc trò chuyện.

Bạn chuẩn bị cho metaverse như thế nào?

Tuỳ vào bạn. Nếu bạn là phụ nữ và muốn tham gia metaverse thì bạn có thể tự làm quen với các công cụ an toàn khác nhau cũng như đề phòng bất cứ điều gì xảy ra khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn là cha mẹ có con muốn sử dụng metaverse, bạn có thể xem xét những nguy cơ tiềm ẩn và cách giảm thiểu những nguy cơ này.

Đọc thêm

The material provided on this website is for information purposes only and should not be regarded as investment research or investment advice. Any opinion that may be provided on this page is a subjective point of view of the author and does not constitute a recommendation by Currency Com or its partners. We do not make any endorsements or warranty on the accuracy or completeness of the information that is provided on this page. By relying on the information on this page, you acknowledge that you are acting knowingly and independently and that you accept all the risks involved.
iPhone Image
Giao dịch các cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền tệ token hóa hàng đầu trên thế giới bằng tiền điện tử hoặc tiền fiat
iMac Image
Giao dịch các cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền tệ token hóa hàng đầu trên thế giới bằng tiền điện tử hoặc tiền fiat
iMac Image