SafeMoon (SFM) là gì? Bản hướng dẫn cơ bản cho bạn

Bởi Currency.com Research Team

SafeMoon là một trong những loại tiền điện tử “hot” nhất được tung ra vào năm ngoái, nhưng liệu có rủi ro nào không?

SafeMoon là gì? Bản hướng dẫn cơ bản cho bạn                                 
SafeMoon có cách làm việc gây tranh cãi – Ảnh: Shutterstock
                                

Nội dung

SafeMoon là loại tiền điện tử đã thu hút được một cơ sở người dùng nhiệt tình kể từ khi ra mắt vào năm 2021. Token đã trải qua một vài phiên bản vì nó được tạo ra với mục đích là một loại tiền điện tử an toàn và bảo mật, được bảo vệ để chống lại những biến động của thị trường. Vậy SafeMoon (SFM) là gì? SafeMoon hoạt động ra sao? SafeMoon dùng để làm gì?

Cách SafeMoon hoạt động

SafeMoon lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào tháng 3 năm 2021. Ý nghĩa đằng sau từ  SafeMoon là khuyến khích mọi người nắm giữ token này và xem giá trị đầu tư của họ vào token sẽ tăng lên (ít nhất là về mặt lý thuyết). Nếu mọi người quyết định bán token SafeMoon này, họ phải chịu thuế bán hàng là 10%. Ban đầu một nửa số tiền thuế này được phân phối cho những người nắm giữ token, trong khi phần còn lại bị burn (đốt). Tuy nhiên, giờ đây thì 40% của số tiền thuế đã được phân phối lại, 30% được trao cho nhóm thanh khoản, 20% được burn và 10% được gửi vào quỹ tăng trưởng.

Ít nhất về mặt lý thuyết thì cách thức mà các giao dịch bị đánh thuế và tiền thuế được phân phối lại có nghĩa là ai đó có thể thấy được số lượng tiền điện tử SafeMoon mà họ nắm giữ tăng lên mà không cần phải thực sự mua bất kỳ cái gì. Hơn nữa, bạn cũng có thể kiếm lợi nhuận từ việc chỉ sử dụng token của mình trong khi giá chung giảm. Ít nhất về mặt lý thuyết thì nếu ngày càng có nhiều người bán, nhưng bạn không bán thì bạn vẫn sẽ sớm kiếm được lợi nhuận đáng kể .

SafeMoon được ra mắt vào đầu năm 2021 và hoạt động trên Binance Smart Chain. Về mặt kỹ thuật thì SafeMoon là một token tiền điện tử chứ không phải là một đồng coin, mặc dù bạn vẫn sẽ nghe thấy hai thuật ngữ được sử dụng thay thế cho nhau. Tên của token là sự kết hợp các yếu tố của một câu nói phổ biến trong cộng đồng tiền điện tử trực tuyến, “lên mặt trăng”, liên quan đến sự an toàn và bảo mật rõ ràng của token. Đồng coin này được thành lập bởi John Karony, ông một cựu nhà phân tích của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Ý nghĩa của token là để sử dụng như một kho lưu trữ giá trị chống lại sự biến động trên thị trường bằng cách khuyến khích mọi người nắm giữ nó.

Một vài lo lắng

Tuy nhiên, có một số lo ngại về đồng coin SFM và tokenomics (nền kinh tế của token) của SafeMoon. Bởi vì tiền điện tử thưởng cho những người đã nắm giữ nó trong một thời gian dài hơn, nên có một số lo lắng rằng đó là một mô hình ponzi (huy động tiền từ người này để trả lợi nhuận cho người khác), hoặc ít nhất là rất giống với một mô hình kiểu ponzi. Token này đã được CertiK kiểm tra vào tháng 4 năm 2021 và họ phát hiện ra rằng có 12 vấn đề với SafeMoon, đáng chú ý nhất là vấn đề chính liên quan đến rủi ro tập trung trong chức năng addLiquidity.

Đợt kiểm toán phát hiện ra rằng, nếu có đủ thời gian thì địa chỉ chủ sở hữu có thể tích lũy một số lượng lớn token, và nếu địa chỉ đó thuộc sở hữu bên ngoài thì có thể dẫn đến "hậu quả nghiêm trọng". Kiểm toán viên đề xuất rằng chức năng này nên được thay thế bằng một hợp đồng thông minh, điều này sẽ giúp khóa nhóm thanh khoản.

Có một mối lo ngại rằng vì Karony nắm giữ khoảng một nửa thanh khoản, nên ông ta hoàn toàn có khả năng sẽ bán hoặc burn, điều đó sẽ khiến đồng coin này trở nên vô giá trị. Karony tuyên bố rằng nhóm thanh khoản sẽ chỉ được sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp và quỹ cuối cùng có thể dùng việc seeding (một hình thức marketing) cho các sàn giao dịch SafeMoon hoặc tài trợ cho các sản phẩm trong tương lai.

Một kỷ nguyên mới?

Đối với một token chưa đầy một năm tuổi thì tiền điện tử SafeMoon đã có một lịch sử khá rõ ràng. Giống như nhiều đồng meme coin khác thì SafeMoon tồn tại ở dạng phần nhỏ của một cent. Mặc dù điều này phổ biến giữa các loại tiền điện tử, nhưng có một số lo ngại rằng việc token có giá rất thấp có thể khiến mọi người thất vọng.

Vấn đề này đã được giải quyết khi bản nâng cấp SafeMoon V2 được lưu hành vào tháng 12 năm 2021. Một trong những tính năng lớn nhất mà V2 có là hợp nhất các đồng coin SAFEMOON cũ thành các đồng coin SFM mới. Với tỷ lệ là 1000:1 thì chủ sở hữu SAFEMOON có thể đổi sang đồng coin SFM mới mà không bị lỗ. Tính đến ngày 21/02/2022, có một lượng phát hành SFM tự báo cáo là 575 tỷ trong tổng nguồn cung 1 nghìn tỷ.

Trong khi việc hỗ trợ cho SAFEMOON cũ đã hết thì token này vẫn tồn tại trên các sàn giao dịch, điều này có nghĩa là hai đồng coin này có thể cùng tồn tại trên một số sàn giao dịch nhất định. Điều quan trọng là phải chắc chắn bạn muốn mua token nào trong hai token này. Một phần lý do tại sao có hai SafeMoon riêng biệt là vì quá trình chuyển đổi SAFEMOON sang SFM không phải là một quá trình tự động, có nghĩa là chủ sở hữu có thể giữ phiên bản cũ của tiền điện tử nếu họ muốn.

SafeMoon có kế hoạch mở rộng và họ nói rằng họ đặt mục tiêu thành lập sàn giao dịch tiền điện tử của riêng mình vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Cùng với đó là "Chiến dịch Phoenix", bao gồm một chương trình mà SafeMoon tài trợ cho thứ được mô tả là một loại tuabin gió mới, được cho là hiệu quả hơn, mà tổ chức này có kế hoạch sẽ sử dụng ở châu Phi. Các phần khác của dự án bao gồm đơn xin giấy phép tiền điện tử của EU, thẻ thanh toán SafeMoon, một sàn giao dịch tiền điện tử và network Web3 .

Những lo lắng về pháp lý

Jake Paul đã xác nhận chất lượng SafeMoon và bây giờ anh ta đã bị nêu tên trong một vụ kiện
Jake Paul đã xác nhận chất lượng SafeMoon và bây giờ anh ta đã bị nêu tên trong một vụ kiện – Ảnh: Shutterstock

Cũng có tin tức cho rằng vào ngày 17/2/2022 ,một vụ kiện tập thể chống lại SafeMoon đã được đệ trình ở California. Vụ kiện lập luận rằng SafeMoon đã “dụ” mọi người đầu tư vào token bằng cách tham gia vào các “chương trình khuyến mãi gây hiểu lầm”. Vụ kiện đã cáo buộc Giám đốc vận hành (COO) của SafeMoon lúc đó là Jack Haines-Davies đã tuyển dụng những người nổi tiếng và trả tiền cho họ để xác nhận chất lượng tiền điện tử, làm giá của đồng coin tăng. Vụ kiện cũng lập luận rằng một nỗ lực bị đình trệ để khởi chạy một ví tiền điện tử (cryptowallet) SafeMoon đã dẫn đến việc giá giảm.

Vụ kiện không chỉ có tên Haines-Davies và Karony, mà còn có tên cựu Giám đốc công nghệ (CTO) là Hank Wyatt, giám đốc sản phẩm toàn cầu của SafeMoon là Ryan Arriaga, và cựu đại diện công ty là Shaun Witriol, cũng như tên những người ủng hộ nổi tiếng như YouTuber Jake Paul, Backstreet Boy - Nick Carter, YouTuber Ben Phillips và rapper Soulja Boy và Lil Yachty. Điều đáng chú ý là Karony đã lên kênh discord của SafeMoon và nói với mọi người ở đó rằng ông không lo lắng về tin này, ông ấy nói rằng: “Nếu có lo ngại, đội ngũ pháp lý giỏi của SafeMoon sẽ thông báo cho tôi về bất kỳ mối quan tâm nào. Tới giờ thì họ vẫn chưa thông báo gì. "

Tổng kết

Mặc dù SafeMoon đang ngày càng trở nên phổ biến, nhưng token này thì vẫn còn tương đối non trẻ. Mặc dù năm 2021 là một năm quan trọng đối với tiền điện tử, SafeMoon là một trong những loại tiền điện tử mới nhận được rất nhiều sự chú ý, một phần là do sự ủng hộ của những người nổi tiếng. Đây cũng là trọng tâm của vụ kiện được đệ trình gần đây.

Liệu vụ kiện có thành công hay không thì vẫn còn cần phải chờ xem nhưng tính đến ngày 21/02 thì SafeMoon V2 trị giá khoảng 0,0014 USD, có giá trị thấp hơn so với thời điểm nâng cấp xảy ra. Để so sánh thì SafeMoon mở cửa vào ngày 16/12/2021 ở mức 0,001639 USD, điều này có nghĩa là token đã mất khoảng 14% giá trị tổng thể chỉ trong hơn hai tháng.

Trong khi một số đỉnh và đáy chỉ là tự nhiên đối với một hàng hóa, điều này có thể đáng lo ngại đặc biệt là khi so với mức đỉnh là 0,007232 USD đạt được vào ngày 04/01/ 2022, giá hiện tại thể hiện mức giảm khoảng 80% trong hơn sáu tuần một chút. Điều này cũng có thể chứng minh vấn đề đối với các nhà đầu tư tiềm năng.

Cũng có khả năng đồng coin bị ảnh hưởng bởi vì bị rug pull (nhà phát triển bỏ trốn với số tiền của nhà đầu tư). Trong khi Karony cũng là Giám đốc điều hành của SafeMoon, người này đã nói rằng ông ấy có ý định gắn bó với tiền điện tử nhưng cách thức hoạt động bất thường của tiền điện tử có thể là nguyên nhân gây lo ngại. Giống như mọi khi với tiền điện tử thì chúng ta cần phải cẩn thận.

Câu hỏi thường gặp

Ai đã tạo ra SafeMoon?

SafeMoon được tạo ra bởi John Karony, người giữ vai trò là Giám đốc điều hành của tiền điện tử này. Hiện tại, Karony được hỗ trợ bởi những người như Giám đốc vận hành Charles Karony, giám đốc sản phẩm toàn cầu Ryan Arriaga, giám đốc nội dung David B. Smith và quản lý Mooncraft Jacob Engel.

Ai sở hữu SafeMoon?

Điều này phụ thuộc vào ý bạn muốn nói đến. SafeMoon thuộc sở hữu của cả nhà đầu tư và tổ chức SafeMoon.

SafeMoon có an toàn không?

Có thể nói hầu như là có. Tuy nhiên, một số lo ngại đã được đưa ra trong đợt kiểm toán năm ngoái. Ngoài ra, tiền điện tử rất dễ biến động, vì vậy bạn vẫn có nguy cơ mất tiền, bất kể bạn là đầu tư vào cái gì. Bạn sẽ cần phải thực hiện nghiên cứu của riêng mình, không bao giờ đầu tư nhiều tiền hơn mức bạn có thể để mất và hãy nhớ rằng giá có thể đi xuống hướng lên.

SafeMoon có hợp pháp không?

Nếu bạn đang làm việc ở một khu vực pháp lý nơi tiền điện tử là hợp pháp, thì việc mua, bán, nắm giữ và giao dịch SafeMoon sẽ là hợp pháp. Tuy nhiên, có một số lo ngại về cách thức hoạt động của công ty đằng sau token, như đã thấy trong vụ kiện được đệ trình gần đây.

Điều gì làm cho SafeMoon trở nên độc đáo?

Một điều làm cho SafeMoon trở nên khác biệt là họ thưởng cho cả những người đã nắm giữ đồng coin, thay vì chỉ là bán coin. Tuy nhiên, việc nắm giữ SFM có lợi nhuận như thế nào sẽ phụ thuộc vào cách thị trường đang hoạt động.

Đọc thêm

The material provided on this website is for information purposes only and should not be regarded as investment research or investment advice. Any opinion that may be provided on this page is a subjective point of view of the author and does not constitute a recommendation by Currency Com or its partners. We do not make any endorsements or warranty on the accuracy or completeness of the information that is provided on this page. By relying on the information on this page, you acknowledge that you are acting knowingly and independently and that you accept all the risks involved.
iPhone Image
Giao dịch các cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền tệ token hóa hàng đầu trên thế giới bằng tiền điện tử hoặc tiền fiat
iMac Image
Giao dịch các cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền tệ token hóa hàng đầu trên thế giới bằng tiền điện tử hoặc tiền fiat
iMac Image